KINH NGHIỆM KHI DÙNG MODULE WIFI ESP8266 - 01S (KÈM THƯ VIỆN FRITZING)
Các dự án IOT luôn cần module wifi hỗ trợ kết nối đến Router và đưa lên mạng Internet, phổ biến hiện nay là dòng ESP8266 với rất nhiều dòng từ không NodeMCU cho đến có Node MCU. Module ESP8266 - 01S là một trong những dòng Module Wifi giá rẻ đáng sử dụng nhất hiện nay, điều đáng nói là thật "vật vã" để tìm tài liệu chuẩn và các hướng dẫn thực tế áp dụng cho Module này cả bằng tiếng anh và tiếng việt, sau nhiều tuần tìm hiểu qua nhiều nguồn tài liệu và thực hiện test thực tế mình xin tổng hợp lại cho mọi người những kinh nghiệm của mình cho mọi người cần lưu ý khi sử dụng module này.
1. ESP8226 - 01S hoạt động ổn định hơn so với người tiền nhiệm ESP8226 - 01 ( cứ như Iphone 6 và 6S vậy ). ESP8266-01S có màu đen và giá giao động trong khoảng 50k tùy nơi bán.
2. ESP8266 có nguồn nuôi là 3.3V và dòng hoạt động khá cao, diều này dẫn đến các bạn cần có thêm mạch nguồn riêng cho Module, có thể sử dụng mạch chuyển áp từ 5V-3.3V và lấy nguồn từ Arduino. Lưu ý : Nguồn 3.3V trên Arduino không đủ dòng để nuôi Module, nên Module sẽ bị treo hoặc không hoạt động.
3.Mỗi Module khi mua về đã có Firmware được nạp sẵn, các bạn tránh nạp, nâng cấp Firmware khi chưa hiểu rõ về bản nâng cấp của mình, vì khả năng lớn bạn sẽ phải nạp lại Firmware cũ rất mất thời gian. Hiện nay dòng Module này thường được trang bị Firmware của "ai-thinker"
4. Hướng dẫn Test tập lệnh AT module ESP8266 sử dụng Arduino Mega2560 ( các dòng Arduino khác các bạn làm tương tự )
Các bạn đấu nối Module ESP, Arduino và IC nguồn cho Module ESP như sau
Các bạn mở phần mềm Arduino lên, tạo chương trình mới (mặc định là chương trình rỗng) cắm Arduino vào máy tính và nạp lên Board, mục đích là chỉ sử dụng Arduino để làm cầu nối giữa ESP và máy tính. Lưu ý khi nạp các bạn cần rút hai chân TX,RX của board ESP cắm lên Arduino ra, nếu không Arduino sẽ báo lỗi nạp chương trình.
Sau đó mọi người mở Serial Mornitor của Arduino lên, để Baud rated là 115200 ( cũng là Baud mặc định của ESP) hoặc 9600 ( hiếm gặp )
Bạn đánh lệnh "AT"
ESP sẽ phản hồi lại "OK"
sử dụng tiếp lệnh "AT-CWLAP" ESP sẽ tìm kiếm các wifi có thể truy cập vào được và gửi về Serial Mornitor.
Các lệnh khác mọi người tham khảo thêm tại địa chỉ này : http://arduino.vn/bai-viet/1219-tap-lenh-voi-esp8266
5. Khi test ESP các bạn sẽ kết nối TX-ESP vào TX - Arduino, tương tự là RX-ESP vào RX-Arduino, tuy nhiên khi sử dụng để truyền nhân dữ liệu qua IOT thì thứ tự kết nối sẽ đảo ngược lại (TX-RX)
Hy vọng sau bài viết các bạn sẽ đỡ vất vả hơn khi tiếp cận với Module này. Mọi người có thể tham khảo thêm về phần mềm Blynk, hỗ trợ cả hai nền tảng IOS và Android giúp giao tiếp với các thiết bị IOT một cách dễ dàng và trực quan hỗ trợ Arduino, Raspberry Pi....
Thư viện của ESP8266-01S cho Fritzing : https://github.com/RafaGS/Fritzing/blob/master/ESP8266%20ESP-01%20Upgraded%20WiFi%20Module.fzpz
0 comments :
Post a Comment