ALAX HƯỚNG DẪN TỰ THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI CHO NGÔI NHÀ YÊU DẤU CỦA BẠN (PHẦN I)
Chi phí để thi công một hệ thống điện mặt trời thông qua các công ty tư vấn và lắp đặt khá lớn so với việc chúng ta tự mua thiết bị và lắp đặt, với một chút chia sẻ của mình dưới đây hy vọng anh em sẽ hoàn toàn có thể biến hệ thống điện mặt trời cho ngôi nhà của mình thành hiện thực bằng một mức giá tối ưu hơn.
XÁC ĐỊNH LOẠI MÁI VÀ KHẢ NĂNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI CHO NGÔI NHÀ CỦA BẠN
"PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI LUÔN LẮP ĐẶT TRÊN MÁI NHÀ HOẶC CÁC KHU VỰC ĐÓN NẮNG TỐT " Ok mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm này, chắc chắn không ai lắp pin trong nhà bếp, phòng tắm hay phòng ngủ cả. Đơn giản bạn cần ánh sáng mặt trời và hơn nữa là khu vực có cường độ sáng tối đa, đặc biệt " KHÔNG CÓ BÓNG CỦA VẬT THỂ KHÁC CHE LÊN KHU VỰC LẮP ĐẶT GIÀN PIN "
Xin trích dẫn bài viết của TS. Võ Thành Tân như sau " Tại TP.HCM, MT chiếu thẳng góc ngay đỉnh đầu chỉ 2 ngày là 17/4 và 25/8. Từ 17/4 đến 25/8, ở TPHCM, MT luôn ở bán cầu bắc và từ 25/8 đến 17/4 năm sau, MT lại luôn ở bán cầu nam". Bạn có thể kết luận được như sau , Mặt trời ở bán cầu Nam 2/3 thời gian của một năm do đó hướng Nam sẽ luôn đón nắng rất tốt.
Một số nơi họ làm Tracking để giúp giàn pin thay đổi góc và hướng nghiêng luôn tối ưu nhất, tuy nhiên giá thành cao và chi phí bảo trì bảo dưỡng, năng lượng cung cấp cho giàn cơ khí chuyển động cũng không giúp tracking thật sự có ưu thế. Trước giờ mình đã gặp nhiều giàn tracking và sau khoảng 2-3 năm hệ thống tracking hầu như không hoạt động nữa.
Hiện nay có những loại mái phổ biến như sau : mái bê tông, mái tôn, mái ngói.
Tại sau mình cần phân biệt các loại mái ra như vậy, câu trả lời đơn giản mỗi loại mái sẽ có phương án lắp đặt, cố định tấm pin khác nhau.
Mái bê tông tại Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp làm GIÀN KHUNG SẮT TRÁNG KẼM, với giàn khung loại này bạn có thể tạo độ nghiêng cho giàn pin tùy theo phương án thiết kế, sắt hộp và xà gồ sắt là vật liệu khá phổ biến và mức độ bền của chúng cũng tương đối cao.
Tuy vậy nhược điểm của phương pháp này là theo thời gian những vị trí bắt ốc, chân đế và phần kết nối chân đế với sàn bê tông sẽ bị rỉ sét nhanh theo thời gian nếu không có phương pháp bảo vệ tốt, bên cạnh đó giàn khung sắt thi công cũng sẽ mất khá nhiều thời gian so với phương pháp sử dụng rail nhôm chuyên dụng ( dành cho lắp đặt trên mái tôn, mái ngói có độ nghiêng thích hợp ).
Mình từng đi thi công nhiều công trình điện mặt trời cho các hộ dân, doang nghiệp và tình trạng rỉ sét là điều thường xuyên được chứng kiến ở các công trình đã có tuổi thọ từ 2-3 năm.
Rail nhôm chuyên dụng được sử dụng cho phương án lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời áp mái ( độ nghiêng bằng độ nghiêng của mái )đây là một trong những phương án thi công nhanh, phải nói là rất nhanh so với giàn khung sắt.
Nhươc điểm của phương pháp này nằm ở độ nghiêng của giàn pin của bạn bị phụ thuộc vào mái, bên cạnh đó là cả hướng đón nắng của giàn pin cũng bị phụ thuộc vào hướng của mái, trong một số thiết kế có thể phương án lắp đặt này sẽ không cho được hiệu suất đón nắng tốt nhất.
Ngoài điểm mạnh về độ đơn giản, hiệu quả trong thi công, giàn khung rail nhôm luôn đem lại độ thẩm mỹ cao cho công trình.
Mái ngói cũng tương tự như rail nhôm, điểm khác biệt là bass giữ giàn pin của mái ngói sẽ khác rail nhôm. Mình sẽ làm rõ điểm này trong những bài tiếp theo.
Ngoài những phương pháp mình trình bày ở trên cũng có một số ngoại lệ. Chẳng hạn khi nhà bạn là mái ngói, mái tôn nhưng muốn làm giàn khung sắt. Hoặc nhà bạn một nửa mái tole một nửa mái bê tông bận nên sử dụng giàn khung sắt lý do là GIÀN KHUNG SẮT CÓ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG MỌI LOẠI MÁI chỉ có một điều bạn cực kỳ phải chú ý khi thi công đó là "CHỐNG THẤM KỸ CHO MÁI NHÀ", chẳng một ai mong sẽ có những giọt nước rỉ ra từ trên trần nhà của mình vào những ngày mưa gió....
Sau khi đã xác định được lại mái, tiếp theo mọi người hãy xác định cho mình diện tích mái của ngôi nhà bạn, LẤY DIỆN TÍCH MÁI CHIA CHO 7 bạn sẽ có được số KW pin năng lượng mặt trời có thể lắp đặt được, đây là con số tương đối. để có con số thực tế chúng ta sẽ tiếp tuc như sau.
CHỌN SƠ BỘ INVERTER VÀ TẤM PIN ĐỂ XÁC ĐỊNH VÀ ĐIỀU CHỈNH SUẤT ĐẦU TƯ VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI.
Giá trị của hệ thống điện mặt trời nằm từ 60-80% là tấm pin và inverter (thiết bị biến đổi điện xoay chiều). Do đó bạn cần xác định mình có và sẽ sử dụng bao nhiêu tiền để đầu tư vào hệ thống. Phương pháp tính toán số tiền cần đầu tư đon giàn như sau.
Bạn lấy số KW pin năng lượng mặt trời tính sơ bộ ở trên gọi lên các công ty tư vấn về điện mặt trời, họ sẽ tư vấn cho bạn số lượng tấm pin và công suất tấm pin, công suất inverter phù hợp và cho bạn cả giá của hai sản phẩm này, cộng tổng lại bạn có giá trị của inverter và tấm pin, về chi phí lắp đặt lắp đặt mọi người cho thêm 10-20% số tiền trên nữa là sẽ ra được tổng vốn cần đầu tư,
Đây là cách tối ưu nhất do anh em tương tác trực tiếp với nhà cung cấp nên sẽ có được giá thực tế cập nhập mới nhất của họ, cũng như kiểm tra liệu họ có sẵn hàng cho bạn hay không.
Đây là cách tối ưu nhất do anh em tương tác trực tiếp với nhà cung cấp nên sẽ có được giá thực tế cập nhập mới nhất của họ, cũng như kiểm tra liệu họ có sẵn hàng cho bạn hay không.
Cách thứ hai cần sự cần cù một chút, bạn hãy tra khảo tấm pin và inverter trên mạng một số trang sẽ cho giá, bạn chọn số lượng tấm pin sao cho tổng công suất bằng hoặc nhỏ hơn một chút so với công suất tính toán phía trên, công tổng hai giá lại và tăng thêm 10-20% mọi người sẽ có tổng số tiền cần phải đầu tư.
Cách thứ ba là bạn lên Fanpage ALAX của mình và inbox số KW để được mình hướng dẫn thêm về chọn loại tấm pin cùng inverter: https://www.facebook.com/ALAXVN/
Sau cùng so sánh với số tiền bạn sẽ đầu tư và điều chỉnh lại số KW lắp đặt cho phù hợp để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, tránh sinh ra tình trạng nợ lay lắt sau khi lắp pin.
Good Job, như vậy là bạn đã hoàn thành xong phần đầu tiên của quá trình chuẩn bị lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời Made By chính bạn, hãy đón xem các phần sau sẽ được cập nhập trên Fanpage https://www.facebook.com/ALAXVN/
ALAX - TỰ ĐỘNG HÓA NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
0 comments :
Post a Comment