THỬ NGHIỆM MẠCH ĐÈN TỰ ĐỘNG BẬT SÁNG ĐÈN - TRIAC BT136

Wednesday, November 14, 2018

THỬ NGHIỆM MẠCH ĐÈN TỰ ĐỘNG BẬT SÁNG ĐÈN - TRIAC BT136


Hôm nay Bun thử demo mạch đèn tự động bật sáng vào buổi tối sử dụng Triac cho mọi người.


Bun sử dụng mạch nguồn tụ chuyển đổi 220VAC - 6.2V DC để cấp cho mạch điều khiển Triac, điều nảy giúp mọi người tiết kiệm tiền khỏi mua biến áp nè :), đồng thời giúp mạch nhỏ gọn trông cool hơn nữa.

Triac cho phép đóng cắt nhanh mạch, mọi người chú ý khi đóng ngắt bằng Triac nếu tải là thuần trở ( đèn sợi đốt ) thì mạch sẽ hoạt động ổn định, đối với bóng đèn LED, Compact sẽ có thể gây ra tiếng ồn từ đèn. Hiện tại mình đã test vs đèn LED trong video bên dưới.


Một số kết luận Bun xin đúc kết lại sau khi làm demo cho anh em như sau:

1. Thị trường hiện nay đa số sử dụng mạch đèn tự động sáng đóng cắt bằng relay do đó chúng ta cần phải trang bị thêm mạch nguồn để cấp nguồn cho mạch điều khiển, giá giao động từ vài chục ngàn cho mạch 220VAC - 5-12VDC. do đó chi phí làm một board mạch sẽ kha khá tiền :)

2. Mạch đóng cắt bằng relay sử dụng ổn cho mọi loại tải ( tất cả các loại bóng đèn ), trong khi đó mạch đóng cắt bằng Triac sẽ có một số tải như đèn LED hoặc đèn compact sẽ bị kêu rè rè hoặc sáng thiếu ổn định, nguyên nhân ở đây do Triac đóng mở tạo ra nguồn không sin cấp vào mạch driver của bóng LED và đèn compact.

3. Mạch nguồn tụ chuyển từ 220V-5V cấp cho Transistor điều khiển đóng ngắt Triac sẽ bị sụt áp (<5V) khi dóng tải tăng quá lớn.

4. Mạch điện điều khiển không có cách ly nguồn AC do đó cần tuyệt đối không được chạm vào bảng mạch trong khi đang cấp nguồn cho mạch, sẽ rất dễ bị giật điện hoặc chạm chập. rất nguy hiểm...


0 comments :

Post a Comment