ALAX HƯỚNG DẪN TỰ THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI (PHẦN VI) - LẮP ĐẶT TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN RAIL NHÔM

Friday, September 7, 2018

ALAX HƯỚNG DẪN TỰ THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI (PHẦN VI) - LẮP ĐẶT TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN RAIL NHÔM


Hiên nay trên thế giói sử dụng rất nhiều chủng loại rail nhôm khác nhau, trong bài này mình sẽ đem đến cho các bạn loại rail nhôm phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.

Hiện tại các giàn khung đỡ tấm pin năng lượng mặt trời sử dụng rail nhôm để lắp đặt các hệ thống áp mái, tức là giàn pin của các bạn sẽ song song với mái, nghiêng bằng độ nghiêng của mái và hướng đón nắng phụ thuốc vào hướng mái. Việc sử dụng phương pháp này có thuận lợi ở điểm giúp mọi người thi công rất nhanh, đẹp và gọn nhẹ. Tuy nhiên bên cạnh đó do chúng ta lắp đặt áp mái nên đôi lúc sẽ bị hạn chế vế khả năng đón nắng của giàn pin nếu như mái không có đô nghiêng hoặc hướng phù hợp.

Tất cả các hình ảnh mình để trong bài viết này có tính chất giúp các bạn tham khảo và có cái nhìn tổng quát về thiết bị các phụ kiện để thi công giàn khung rail nhôm, khi mua sản phẩm các bạn nên tìm kiếm và liên hệ chi tiết nơi các nhà cung cấp sản phẩm để được tư vấn cụ thể.

1. Mái Tôn
- Mọi người sử dụng các chân L-feet, loại này có dạng chữ L, phần cạnh ngắn sẽ dùng để bắn xuyên qua mái tole xuống xà gồ mái, chú ý mọi người bắn chân L  ở các vị trí sóng cao của mái tole để tránh bị dột cho mái nhà của mình. Cạnh dài của chân L là vị trí neo giữ rail nhôm.

   


Các tấm pin sẽ được đặt lên trên các thanh rail và cố định trên thanh rail bằng Pad giữa (đặt ở vị trí giữa hai tấm pin với nhau) và Pad cuối ( các tấm pin ở đầu và cuối dãy)



Trên mái ngói các chân L-Feet được thay thế bằng các bass chữ Z , cấu tạo hình chữ Z giúp cho bass có thể luồn phía dưới tấm ngói và không bị cấn cũng như phải cắt bỏ ngói khi thi công lắp đặt, điều này giúp mọi người giảm đi bước chống thấm cho mái ngói. Một điều lưu ý hiện nay có một số mái ngói sử dụng vít bắt cố định ngói vào xà gồ. Dẫn đến chúng ta cần phải dỡ ngói từ trên nóc nhà xuống thì mới có thể lấy được tấm ngói ở vị trí bắt bass chữ Z.

Với google các bạn có thể sử dụng từ khóa "Solar Hook" để tra cứu thêm thông tin về loại bass này, hiện nay chúng có rất nhiều chủng loại với các hình dạng khác nhau.

Ngoài ra các thanh rail còn được nối với nhau bằng các thanh nối rail để tăng chiều dài của rail nhôm, giúp các bạn lắp được nhiều tấm pin hơn nữa trên cùng một hàng, hiện tại do các thanh rail đa phần có chiều dài nguyên bản trên 4 mét, do đó trong quá trình vận chuyển chúng ta cần phải cắt đôi thanh rail, do đó nối rail là một phụ kiện khá quan trọng khi thi công giàn khung rail nhôm.

Hiện nay với kinh nghiệm của mình thì đối với mái tole khoảng 1.5m các bạn bố trí 1 Chân L-Feet, khoảng cách cũng tương tự đối với mái ngói.

Điều lưu ý đối với việc thi công hệ thống sử dụng rail nhôm đó là khi lắp đặt tấm pin lên chúng ta cần tiến hành đấu nối các tấm pin với nhau luôn vì khoảng không gian phía dưới tấm pin rất nhỏ, nếu lắp pin xong hết rồi thì sẽ khó có thể nối dây các tấm pin với nhau, trừ phi gỡ từng tấm ra đấu nối lại, anh em sẽ tốn kha khá thời gian cho việc này.

Thêm một lưu ý là vị trí các cây rail nhôm sẽ được bố trí nằm đối xứng để đỡ tấm pin, sao cho rail nhôm cách mép tấm pin một khoảng gần bằng 1/4 chiều dài tấm pin (đặt rail nhôm song song với cạnh ngắn của tấm pin năng lượng mặt trời ) và mỗi tấm pin sẽ có hai hàng rail đỡ phía dưới.

Sau đây là hai video mô phỏng quá trình lắp đặt tấm pin trên mái ngói và mái tôn

                                     


ALAX - SHARING IS SAVE FOREVER

0 comments :

Post a Comment