September 2018

Saturday, September 29, 2018

APLANT - MẠCH NGUYÊN LÝ VÀ CODE LẬP TRÌNH


Mình đã từng đăng bài demo về mạch này trên kênh ALAX - Youtube, các bạn có thể tham khảo lại ở link sau nhé :
https://www.youtube.com/watch?v=27Ke-LtwSGw&feature=youtu.be


Sơ đồ mạch và code khá đơn giản, anh em xem có gì thắc mắc comment cho mình, mình sẽ hướng dẫn anh em.

Mọi người chú ý giúp mình điện trở hạn dòng cho LED chiếu sáng cây có công suất là 1W, còn lại các bạn lấy 1/4W là ổn nhé.

Đèn LED chuyên dụng cho cây trồng mọi người có thể tìm mua tại đường link sau : EPILEDS SENDO


Phần Code lập trình mình kết hợp với code test LED RGB trên các diễn đàn, bên cạnh đó là phần code chống rung cho nút nhấn. nhìn chung khá đơn giản, mọi người đều có thể tùy chỉnh lại lại cho phù hợp với gu màu sắc của mình nghen. Cảm ơn anh em.

Dowload Code APLANT_CODE_V1.ino : APLANT_CODE_V1

ALAX - TỰ ĐỘNG HÓA NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG.

Tuesday, September 18, 2018

ALAX HƯỚNG DẪN TỰ THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI (PHẦN VIII) - GIÁM SÁT TỪ XA HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI


Hôm nay mình sẽ đi vào bài cuối của Seri thiết kế điện mặt trời hòa lưới. Chúng ta  sẽ cùng nhau lướt qua một số hệ thống IOT giám sát hệ thống điện mặt trời từ xa.

Nhìn chung hiện nay các hãng inverter đều có những phần mềm giám sát từ xa chuyên biệt cho dòng sản phẩm của riêng mình. tại Việt Nam chúng ta có thể liệt kê một số hãng như ABB, SMA, SolarEdge, INVT...

Các Inverter đều cần các thiết bị ngoại vi có chức năng kết nối với inverter và truyền thông dữ liệu từ inverter lên sever của hãng thông qua WIFI, GPRS..... Các bạn khi mua Inverter nên hỏi rõ người bán để biết thiết bị đã được tích hợp sẵn hay chúng ta cần trả thêm phí để sử dụng chức năng này. Đa phần các bạn chỉ cần trả phí thiết bị giám sát, còn phần mềm và tài khoản sẽ được free hoàn toàn cho anh em.

Dưới đây là một số hình ảnh trên phần mềm giám sát của hãng SolarEdge mà mình đã có cơ hội trải nghiệm. Các thông số như biểu đồ phát điện, công suất tức thời và công suất của từng tấm pin sẽ được thể hiện, ngoài ra các hãng bổ sung tính năng báo lỗi, điều khiển từ xa.... trên phần mềm giám sát để giúp người dùng có trải nghiệm, lượng thông tin đầy đủ nhất có thể, một số hãng có tích hợp cả hệ thống giám sát thời tiết, lượng bức xạ thực tế tại nơi lắp đặt.






Giao diện phần mềm giám sát của SMA


Giám sát của hãng ABB
Giám sát của hãng Fronius



Giám sát của hãng Huawei






Wednesday, September 12, 2018

ALAX HƯỚNG DẪN TỰ THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI (PHẦN VII) - LẮP ĐẶT TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN GIÀN KHUNG THÉP



Hiện nay giàn khung thép thường được lắp đặt trên các mái bê tông hoặc nền đất, phương pháp này chủ yếu sử dụng các loại thép hình có sẵn ( thép hộp, thép V, xà gồ C....) riêng xà gồ C ở các khu vực tỉnh lẻ một số nơi các bạn cần đặt hàng trước khoảng vài ngày cho đến một tuần.

Hiện nay kích thước thép hộp thường được sử dụng là 40x80x1.4mm ,các trụ cách nhau khoảng 2.5-3m. Với số lượng tấm pin lớn thì mọi người có thể sử dụng thép hộp 50x100x1.4mm và khoảng cách giữa các trụ tối đa là 3.5m.



Đối với nền đất thông thường chúng ta sẽ đổ cọc bê tông, sau đó có định bảng mã vào cột bê tông bằng bu lông nở, tiếp đến là hàn cột vào bảng mã, dựng kèo, dầm, xà gồ C và sau cùng là cố định tấm pin vào xà gồ C, hiện nay đối vơi các tấm pin trên thị trường, anh em có thể sử dụng ốc 6mm dài 2cm để cố định tấm pin vào xà gồ C.

Trên mái bê tông tương tự chúng ta cũng sử dụng bảng mã để kết nối giàn khung và các bước tương tự như khi lắp dặt trên mặt đất, có một điểm cần chú ý là anh em cần phải đổ ụ chống thấm cho các vị trí bảng mã (tránh nước thấm vào khi trời mưa dẫn đến dột trong nhà) , hiện nay có rất nhiều loại keo chống thấm bê tông như của SIKA, BESTBOND....
Sử dụng Xà gồ C có hai lợi điểm như sau cho anh em. Thứ nhất để bắt ốc vào xà gồ C chúng ta chỉ cần khoan lỗ xuyên qua 1 lớp thép. Thứ hai, khi anh em đấu nôi các tấm pin với nhau và kéo dây về inverter, phần dây dẫn còn dư anh em có thể cuốn lại, đặt vào trong xà gồ và sử dụng dây rút để gút lại, đều này giúp cho phần đi dây trông gọn và đẹp hơn.
Với thép V hiện tại chỉ nên sử dụng cho các công trình có cao độ của giản pin thấp, thứ nhất do khả năng chịu lực không cao bằng thép hộp, điều kế tiếp là các thanh V khi kết nối với nhau sẽ cần có chiều ghép phù hợp để có thể hàn và chịu lực tốt nhất, do đó mình thiên về sử dụng thép hộp và xà gồ C cho anh em hơn vì tính đơn giản trong quá trình thi công.



Friday, September 7, 2018

ALAX HƯỚNG DẪN TỰ THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI (PHẦN VI) - LẮP ĐẶT TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN RAIL NHÔM


Hiên nay trên thế giói sử dụng rất nhiều chủng loại rail nhôm khác nhau, trong bài này mình sẽ đem đến cho các bạn loại rail nhôm phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.

Hiện tại các giàn khung đỡ tấm pin năng lượng mặt trời sử dụng rail nhôm để lắp đặt các hệ thống áp mái, tức là giàn pin của các bạn sẽ song song với mái, nghiêng bằng độ nghiêng của mái và hướng đón nắng phụ thuốc vào hướng mái. Việc sử dụng phương pháp này có thuận lợi ở điểm giúp mọi người thi công rất nhanh, đẹp và gọn nhẹ. Tuy nhiên bên cạnh đó do chúng ta lắp đặt áp mái nên đôi lúc sẽ bị hạn chế vế khả năng đón nắng của giàn pin nếu như mái không có đô nghiêng hoặc hướng phù hợp.

Tất cả các hình ảnh mình để trong bài viết này có tính chất giúp các bạn tham khảo và có cái nhìn tổng quát về thiết bị các phụ kiện để thi công giàn khung rail nhôm, khi mua sản phẩm các bạn nên tìm kiếm và liên hệ chi tiết nơi các nhà cung cấp sản phẩm để được tư vấn cụ thể.

1. Mái Tôn
- Mọi người sử dụng các chân L-feet, loại này có dạng chữ L, phần cạnh ngắn sẽ dùng để bắn xuyên qua mái tole xuống xà gồ mái, chú ý mọi người bắn chân L  ở các vị trí sóng cao của mái tole để tránh bị dột cho mái nhà của mình. Cạnh dài của chân L là vị trí neo giữ rail nhôm.

   


Các tấm pin sẽ được đặt lên trên các thanh rail và cố định trên thanh rail bằng Pad giữa (đặt ở vị trí giữa hai tấm pin với nhau) và Pad cuối ( các tấm pin ở đầu và cuối dãy)



Trên mái ngói các chân L-Feet được thay thế bằng các bass chữ Z , cấu tạo hình chữ Z giúp cho bass có thể luồn phía dưới tấm ngói và không bị cấn cũng như phải cắt bỏ ngói khi thi công lắp đặt, điều này giúp mọi người giảm đi bước chống thấm cho mái ngói. Một điều lưu ý hiện nay có một số mái ngói sử dụng vít bắt cố định ngói vào xà gồ. Dẫn đến chúng ta cần phải dỡ ngói từ trên nóc nhà xuống thì mới có thể lấy được tấm ngói ở vị trí bắt bass chữ Z.

Với google các bạn có thể sử dụng từ khóa "Solar Hook" để tra cứu thêm thông tin về loại bass này, hiện nay chúng có rất nhiều chủng loại với các hình dạng khác nhau.

Ngoài ra các thanh rail còn được nối với nhau bằng các thanh nối rail để tăng chiều dài của rail nhôm, giúp các bạn lắp được nhiều tấm pin hơn nữa trên cùng một hàng, hiện tại do các thanh rail đa phần có chiều dài nguyên bản trên 4 mét, do đó trong quá trình vận chuyển chúng ta cần phải cắt đôi thanh rail, do đó nối rail là một phụ kiện khá quan trọng khi thi công giàn khung rail nhôm.

Hiện nay với kinh nghiệm của mình thì đối với mái tole khoảng 1.5m các bạn bố trí 1 Chân L-Feet, khoảng cách cũng tương tự đối với mái ngói.

Điều lưu ý đối với việc thi công hệ thống sử dụng rail nhôm đó là khi lắp đặt tấm pin lên chúng ta cần tiến hành đấu nối các tấm pin với nhau luôn vì khoảng không gian phía dưới tấm pin rất nhỏ, nếu lắp pin xong hết rồi thì sẽ khó có thể nối dây các tấm pin với nhau, trừ phi gỡ từng tấm ra đấu nối lại, anh em sẽ tốn kha khá thời gian cho việc này.

Thêm một lưu ý là vị trí các cây rail nhôm sẽ được bố trí nằm đối xứng để đỡ tấm pin, sao cho rail nhôm cách mép tấm pin một khoảng gần bằng 1/4 chiều dài tấm pin (đặt rail nhôm song song với cạnh ngắn của tấm pin năng lượng mặt trời ) và mỗi tấm pin sẽ có hai hàng rail đỡ phía dưới.

Sau đây là hai video mô phỏng quá trình lắp đặt tấm pin trên mái ngói và mái tôn

                                     


ALAX - SHARING IS SAVE FOREVER

Wednesday, September 5, 2018

ALAX HƯỚNG DẪN TỰ THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI (PHẦN V) - CẤU HÌNH INVERTER VÀ TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI


Sau khi đã lựa chọn tấm pin và Inverter, bước tiếp theo mọi người sẽ xác định cấu hình cho hệ thống điện mặt trời, bước này khá quan trọng do nó quyết định đến hiệu suất của toàn bộ hệ thống năng lượng mặt trời.


Điều kiện để cấu hình tấm pin năng lượng mặt trời và inverter bao gồm:

Ptổng các tấm pin ≤ PMax DC Input của inverter

Voc tổng các tấm pin < VMax DC Input của inverter

VMPPT min< Vmptổng các tấm pin < VMPPT max

Tốt nhất Vmp tổng của các tấm pin nên nằm giữa dải MPPT của inverter trở lên, nguyên nhân là do đa số các dòng inverter hiện nay đã có trang bị mạch boost áp giúp ổn đinh điện áp trên DC bus của inverter (tầng lấy điện áp DC để băm xung ra điện áp xoay chiều), nếu Vmp tổng nằm ở ngưỡng thấp , mạch boost áp sẽ làm việc nhiều dẫn đến giảm tuổi thọ của bộ inverter hòa lưới.

Mỉnh sẽ giới thiệu môt trang web giúp các bạn làm quen với cấu hình tấm pin và inverter khá phổ biến hiện nay : http://pvsol-online.valentin-software.com/#/

Đầu tiên mọi ngườii đưa chuột vào vủng bản đổ, dùng con lăn để phóng to thu nhỏ, nhấn giữ con lăn để di chuyển trên bản đồ và nhấp trái chuột để chọn khu vực dự kiến lắp đặt giàn pin năng lượng mặt trời. sau khi chọn xong phía dưới anh em sẽ nhìn thấy thông tin về vị trí, nhiệt độ, bức xạ và tọa độ khu vực mình chọn.





Tiếp đến là bảng điền nhu cầu sử dung điện hiên tại của gia đình bạn, mọi người để bằng 0.


Sau đó mọi người tiến hành lựa chon hãng sản xuất, loại tấm pin, số lượng tấm pin, góc nghiêng và hướng của giàn pin.



Kéo xuống phía dưới, mọi người lựa chọn hãng Inverter và nhấp chọn "Get Best Configuration" để phần mềm tự động cấu hình. Thông tin về inverter và mức độ tải của inverter sẽ hiện lên ở phía dưới


Ở đây mọi người chú ý như sau nhé, phần mềm hiện tại đang chọn cho mọi người 2 con Inverter 2.5KWP, và mỗi inverter có 1MPPT.

Theo nguyên tắc các tấm pin nằm trên một MPPT sẽ cần đặt cùng trên một mặt phẳng, cùng hướng, cùng độ nghiêng để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.

Hiện tại mỗi inverter sẽ bao gồm 10 tấm pin được mắc nối tiếp với nhau và sau đó đấu nối vào Inverter. Hiện phần mềm hiển thị inverter sẽ hoạt động quá tải khoảng 6% và vẫn trong ngưỡng an toàn cho phép.

Ngoài ra các bạn có thể tích vào xác nhận "tôi không phải là người máy" và nhấp chọn "Simulate PV System" để mô phỏng hệ thống, sau khi mô phỏng xong hệ thống, phẩn mềm sẽ trả kết quả về cho mọi người bao gồm biểu đồ sản lượng theo từng tháng, hiệu suất hệ thống...

ALAX - TỰ ĐỘNG HÓA NÔNG  NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG







Monday, September 3, 2018

ALAX HƯỚNG DẪN TỰ THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI (PHẦN IV) - INVERTER ( BỘ BIẾN ĐỔI ĐIỆN XOAY CHIỀU )



Hiện tại trên thị trường các dòng Inverter hòa lưới đã khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Ngoài những nhãn hiệu mang thương hiệu Châu Âu như SMA, ABB... mọi người còn nghe đến một số thương hiệu khác chẳng ARM (Singapore), INVT (China), Huawei.... Nhìn chung mọi người có rất nhiều lựa chọn về các dòng sản phẩm với nhiều dãy công suất và tính năng phụ khác nhau. Để bắt đầu mình xin giới thiệu cho tất cả mọi người một số điểm lưu ý mang tính chất thự tế về các dòng inverter hiện nay:

1. Phân loại
Hiện nay các dòng inverter được chia làm rất nhiều loại : Hòa lưới, Offgrid, Hybrid.... Trong đó dòng Hòa lưới đang phổ biến cho các khu vực lưới điện ổn định, dòng Offgrid chuyên dùng cho các khu vực thường xuyên bị cúp điện hoặc không có điện lưới, Dòng Hybrid kế thừa tính năng của cả hai dòng trên.

Với dòng Offgrid mình khuyên các bạn sử dụng cho hộ gia đình nên mua một chiếc máy phát điện dự phòng sẽ hiệu quả hơn so với  đầu tư điện mặt trời do chi phí bỏ ra để mua accquy khá là cao, chưa kể các bạn phải thường xuyên bảo dưỡng, vòng đời accquy thường ngắn (trung bình khoảng 2 năm), bên cạnh đó hiện nay đa số các loại accquy đều có độc tính không tốt cho sức khỏe của mọi người.


Hòa lưới đang là dòng sản phẩm chiếm ưu  thế với mức giá tốt và hoạt động tương đối đơn giàn, không sử dụng accquy cũng như độ tin cậy khá cao so với hai dòng sản phẩm còn lại.

2. Chất lượng sản phẩm
Mình không có ý chê hàng Trung Quốc hay tung hô hàng Châu Âu, đa số hiện nay các hãng lớn đều đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc, các dòng Inverter Châu Âu được ưa chuộng nhờ thương hiệu, trong khi đó các dòng inverter của Trung Quốc có mức giá mềm hơn và chất lượng cũng khá ổn. có hai điều quan trọng khi các bạn mua inverter như sau :

- Sản phẩm cần có chứng nhận CO ( chứng nhận xuất xưởng ), CQ ( chứng nhận chất lượng ) rõ ràng. Khi các bạn đã lắp đặt xong hệ thống bên phía điện lực sẽ yêu cầu bạn trình báo các giấy tờ này để làm hồ sơ cấp đồng hồ hai chiều.

- Nên chọn những dòng sản phẩm đã từng đạt test chất lượng của thí nghiệm điện (bạn có thể hỏi đơn vị bán hàng về điều này), Khi bạn lắp đặt hệ thống và trình báo yêu cầu cấp đồng hồ hai chiều, bên phía điện lực sẽ sắp xếp với đơn vị thí nghiệm điện để tiến hành đưa máy đo đến nhà bạn để kiểm trra chất  lượng inverter (sóng hài, nhấp nháy điện áp, hệ số công suất....) do đó bạn cần một con inverter chất lượng để đảm bảo pass qua vòng này. Chớ ham rẻ nhé mọi người nếu không đạt lúc này  bạn sẽ phải thay inverter hoặc trình báo với bên bán để họ xử lý, đồng thời chờ thêm một vài tháng để có lịch kiểm tra lại inverter cho bạn, nói chung khá là phiền phức.

3.Thông số kỹ thuật quan trọng
- Công suất ngõ vào tối đa: cho mọi người biết mình sẽ thiết kế tối đa bao được bao nhiêu tấm pin cho inverter.
- Điện áp ngõ vào tối đa : xác đinh số lượng tấm pin mắc nối tiếp với nhau tối đa trên giàn pin
- Dãy điện áp hoạt động MPPT : Phối hợp tấm pin để đưa điện áp hoạt động của giản pin nằm trong khoảng này ( tốt nhất là ở giữa dãy )



4.Lỗi vặt và các chức năng khác
- Hiện nay đại đa số các dòng inverter đại đa số có hiệu suất đều đạt từ 96-99% do đó về phần hiệu suất điện mình xin không bàn đến nữa, chúng ta bàn thêm một điều quan trọng hơn đó là lỗi vặt. Anh em nên hỏi kỹ về chế độ bảo hành và thời gian khắc phục sự cố khi mua inverter.

- Island Protection ( bảo vệ chống trả ngược lưới ) : Khi lưới mất điện, Inverter hòa lưới sẽ tự động ngưng hoạt động ???? cái quái gì thế nhỉ, thế thì còn gì là điên mặt trời, tại sao ban ngày tui mất điện mà hổng có điện xài....vv... ? câu trả lời đơn giản như sau anh em ạ, lượng nắng từ mặt trời không ổn định do anh hưởng bời rất nhiều yếu tố như thời gian ( sáng sớm, buổi trưa ....) thời tiết (nắng, mưa...)...., mây bay qua che nắng mặt trời..... lượng công suất từ điện mặt trời có thể đổi rất đột ngôt, trong khi đó nhu cầu điên cho tải của bạn cần được duy trì liên tục VD: bơm nước hoạt động, máy giặt đang sấy đồ....


Trong hệ thống điện mặt trời, điện lưới đóng vai trò là nguồn cung cấp dự phòng cho tải vào ban ngày (bù điện vào những thời điểm điện mặt trời không đủ cung cấp cho tải sử dụng) dẫn đến khi điện lưới mất, hệ thống điện măt trời cần ngưng hoạt động để tránh ảnh hưởng đến tải của nhà bạn.

VD : Máy giặt đang chạy với công suất 5KW, điện mặt trời đang phát 3KW như vậy điện lưới sẽ tự bù thêm 2KW để máy giặt hoạt động ổn định, nếu lưới mất điện, lúc này máy giặt của bạn chạy thiếu điện rất dễ bị cháy, kẹt động cơ....

Điều thứ hai là nếu hệ thống còn hoạt động khi điện lưới cúp sẽ dễ xảy ra khả năng phát ngược công suất lên lưới, dẫn đến nguy hiểm cho các dội bảo trì lưới điện. Điện lực cũng bắt buôc phải có chức năng này cho các dòng inverter hòa lưới hiện nay và nó cũng là môt trong nhưng thông số sẽ được test, kiểm tra rất nghiêm ngặt.

- Giám sát từ xa : đây là một trong những chức năng khá phổ biến trên các dòng inverter hện nay, hệ thống này giúp các bạn theo dõi cá thông số như công suất phát hiện tại, điện áp giàn pin.... đồng thời báo lỗi, cảnh báo người dùng khi có sự cố xảy đến với hệ thống.

Saturday, September 1, 2018

ALAX HƯỚNG DẪN TỰ THIẾT KẾ - LẮP ĐẶT ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI (PHẦN III) - TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI


Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất tấm pin trên thế giới như LG, Jinko, Canadian Solar..... Ở Việt Nam chúng ta có thể kể đến một số cái tên như Solar BK, Mặt trời đỏ (Redsun), Tidisun.... Với nhiều dãy công suất và mức giá chênh lệch nhau cũng không quá nhiều, hiện nay tại Việt Nam hầu như các nhãn hiệu lớn đều có nhà phân phối độc quyền hoặc đơn vị nhập lẻ nguồn hàng về bán lại trên các trang mạng, các diễn đàn về điện mặt trời.....

Vế cấu tạo tấm pin mình xin không nêu rõ ở đây, mình sẽ đi sâu vào htông số thực tế để so sánh chất lượng tấm pin và những thông số mọi người cần quan tậm khi thiết kế hệ thống điện mặt trời

Trong bài viết này mình sẽ lấy tấm pin của Jinko, hãng sản xuất pin năng lượng mặt trời nằm trong Top 1 thế giới làm ví dụ, đầu tiên chúng ta hãy nhìn tổng quát bảng thông số kỹ thuật của tấm pin ( Link tải thông số kỹ thuật chi tiết mình để ở cuối bài viết cho mọi người tham khảo thêm )


Thông thường bảng thông số kỹ thuật tấm pin sẽ cho biết kích thước tấm pin, công nghệ Cell làm nên tấm pin, số lượng cell.... Trên bản vẽ tấm pin sẽ cho biết kích thước và khoảng cách lỗ bắt tấm pin đây là thông số quan trọng các bạn cần nắm khi thi công giàn khung thép để đỡ các tấm pin năng lượng mặt trời ( giúp xác định vị trí khoan lỗ bắt ốc giữ tấm pin cố định vào giàn khung)


Mọi người chú ý giúp mình, tấm pin trên bề mặt là lớp kính cường lực, tuy vậy không có nghĩa là chúng ta có thể nhảy múa hoặc di chuyển trên bề mặt tấm pin. bản chất các cell của tấm pin rất dễ bị nứt, gãy làm ảnh hưởng đến chất lượng tấm pin, bạn không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Một phần nữa là mặt dưới của tấm pin thông thường sẽ chỉ là một lớp nhựa mỏng để lót cell pin do đó mọi người khi vận chuyển nên cầm nắm ở phần khung nhôm bao quanh tấm pin.

Hiện nay tất cả tấm pin phổ biến trên thị trường đều sử dụng loại jack kết nối MC4 để làm chuẩn kết nối, với khả năng chống nước (IP68) và chống nứt gãy theo thời gian do tia UV

Kết quả hình ảnh cho solar panel connector

Tiếp đến là bảng thông số kỹ thuật chi tiết về phần điện , tấm pin sẽ được test ở hai điều kiện STC(Standard Test Condition - Điều kiện chuẩn) và NOTC (Normal Operation Test Condition - Điều kiện hoạt động). Các thông số quan trọng bạn cần nắm về tấm pin đó là Pmax ( công suất định mức ), Vmp (điện áp định mức khi tấm pin hoạt động), Imp ( dòng điện định mức khi tấm pin hoạt động ), Voc (điện áp hở mạch định mức của tấm pin) nói đơn giản là khi bạn đưa tấm pin ra nắng và đo điện áp hai đầu tấm pin, Isc (điện áp ngắn mạch của tấm pin) khi bạn đấu âm và dương của tấm pin lại với nhau, chú ý khi đấu âm và dương sẽ gây hỏng tấm pin.

Con số thường dùng để so sánh chất lượng tấm pin đó là hiệu suất (càng cao càng tốt, thông thường giao động từ 16-21%), Hệ số suy giảm theo nhiệt độ của Công suất Pmax, Voc và Isc (càng nhỏ càng tốt)

Hiện nay các hãng ở Việt nam chủ yếu nhập cell bên Trung Quốc về và đóng khung tạo thành nhãn hiệu riêng cho mình, giá thành sẽ cạnh tranh khá tốt tuy nhiên thực sự các hãng lớn vẫn chứng minh được chất lượng thông qua thực tế sử dụng và số lượng tấm pin bán ra trên toàn thề giới ở mức vượt trội, do đó khi lực chọn và mua sản phẩm các bạn nên quan tâm nhiều về vấn đề này cũng như chính sách bảo hành.

Đa số các hãng sẽ bảo hành vật lý cho tấm pin trong khoảng 10 năm (tất nhiên là nếu do bạn gây ra sẽ không được bảo hành) và bên cạnh đó là bảo hành hiệu suất tấm pin sẽ không bị dưới 80% sau 25 năm.

Chất lượng tấm pin sẽ suy giảm hàng năm, nếu bạn sử dụng tấm pin cũ chung với tấm pin mới sẽ dễ xảy ra hiện tương "Mismatch" dẫn đến suy giảm hiệu suất của các tấm pin hoặc tệ hơn là hư hỏng do xuất hiện các điểm nóng phát nhiệt trên bề mặt các cell của tấm pin năng lượng mặt trời.

Trong bàì tiếp theo mình sẽ chia sẻ cho anh em về thông số kỹ thuật cũng như một số lưu ý về Inverter ( thiết bị chuyển đổi điện xoay chiều )

Link tải file  thông số kỹ thuật PDF :https://www.jinkosolar.com/ftp/EN-360M-72-PERC.pdf
Trang chủ về sản phẩm tấm pin năng lượng mặt trời của Jinko Solar : https://www.jinkosolar.com/product_592.html

ALAX - CHO ĐI LÀ CÒN MÃI